Khám phá nét đặc sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam
- 23 Tháng ba, 2024
- Cẩm nang du lịch
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một nét đẹp được hình thành từ quá trình lịch sử lâu đời. Nói đến ẩm thực Việt Nam, người ta sẽ nhớ đến nét đặc trưng như đa dạng, hòa đồng, đậm đà hương sắc,… Vậy bạn đã biết gì về văn hóa ẩm thực tại nước ta chưa, cùng BK8 Tour tìm hiểu về những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam qua bài viết sau.
Đôi nét giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam
Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới và thiên về nông nghiệp với 3 vùng miền được phân chia rõ ràng. Chính những đặc điểm về khí hậu, địa lý, dân tộc và văn hóa đã quy định mỗi vùng miền của nước ta có một nét đặc trưng riêng. Điều này đã góp phần làm văn hóa ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú, đa dạng hơn.
Các món ăn của Việt Nam ảnh hưởng nền văn hóa lúa nước nên nguyên liệu chủ yếu là lúa gạo. Các món ăn của nước ta cũng hướng tới cách chế biến giữ được nguyên vẹn bản chất của món ăn. Theo đánh giá của các chuyên ẩm thực, ẩm thực Việt Nam sẽ có 9 đặc trưng chính là tính ít mỡ, tính hòa đồng hay đa dạng, tính đậm đà hương vị, tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị, tính ngon và lành, tính dùng đũa, tính hiếu khách, tính cộng đồng hay tính tập thể, tính dọn thành mâm.
Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam theo từng miền
Tuy có những nét chung nhưng ẩm thực của từng vùng miền tại Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng biệt. Phân biệt đặc trưng của từng vùng miền Bắc – Trung – Nam giúp bạn thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn hơn. Đặc trưng của từng vùng miền cụ thể như sau:
Ẩm thực miền Bắc
Nét đặc trưng của ẩm thực miền bắc là khẩu vị đậm đà, vị mặn, không sử dụng nhiều các vị béo, vị cay và ngọt như các vùng miền khác. Nước chấm ở miền Bắc sử dụng chủ yếu là mắm tôm, nước mắm loãng. Do có nên nông nghiệp nghèo nên ẩm thực miền Bắc cũng ít thịnh hành. Trong bữa ăn, người miền Bắc sử dụng nhiều rau và các loại thịt, hải sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cá, trai, hến, cá, thịt lợn,…
Tuy nhiên ẩm thực miền Bắc lại được đánh giá cao bởi sự tinh túy, tinh hoa mà nó mang lại. Bạn có thể tìm kiếm các món đặc sản tinh hoa như bánh cuốn, cốm, phở, bún chả, bún thang,… Những món ăn này bạn nên thử khi đi du lịch Hà Nội.
Ẩm thực miền Trung
Ẩm thực miền Trung lại thiện về vị cay nồng, màu sắc được pha trộn phong phú, rực rỡ với màu đỏ, màu sẫm. Với các tỉnh thành Bình Định, Huế, Đà Nẵng lại rất nổi tiếng với các loại mắm ruốc, mắm tôm chua. Ẩm thực Huế lại ảnh hưởng của phong cách hoang gia nên cầu kỳ trong chế biến và trình bày.
Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền Nam lại chịu ảnh hưởng nhiều của Thái Lan, Campuchia và Trung Quốc nên thiên về vị chua ngọt, hay sử dụng đường và nước cốt dừa. Đến miền Nam, bạn có thể thưởng thức các loại mắm khô như mắm ba khía, mắm bò hóc, mắm cá sặc,…
Tại miền Nam, đồ hải sản nước mặn cũng được sử dụng phổ biến hơn. Những món ăn dân dã từ xa xưa như: chuột đồng, chao, rắn hổ đất, đuông dừa, cá lóc,… cũng được sử dụng phổ biến.
Các món ăn nhất định nên thử khi đến Việt Nam
Rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam đã say đắm, ấn tượng với ẩm thực. Họ bất ngờ với các chế biến, hương vị mà mỗi món ăn mang đến. Sau đây là top 10 món ăn nhất định phải thử nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Phở
Phở được mệnh danh là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Vậy thì không có lý do gì mà bạn không thưởng thức một tô phở tại Việt Nam. Phở là món ăn giàu dinh dưỡng với nước dùng được ninh từ xương và các hương liệu để tạo nên hương vị riêng.
Nhìn bát phở rất đơn giản với sợi bún trắng, thịt lợn, gia vị nhưng khi thưởng thức nó, bạn sẽ vô cùng ấn tượng. Nước dùng trong, ngọt thơm ăn cùng sợi bún mềm và những lát thịt ngọt, giòn, thơm. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên sự hài hòa nhưng không lẫn vị. Phở ở từng vùng miền sẽ có cách chế biến, hương vị riêng tạo nên nét đặc trưng.
Bánh mì
Bánh mì Việt Nam vào năm 2011 đã được thêm vào từ điển Oxford, cho thấy đây là một danh từ riêng không thể thay thế. Bánh mì hay còn được gọi là bánh mì kẹp với nhiều loại nhân khác nhau. Người Việt Nam đã tạo nên nét đặc trưng cho món bánh mì khi kết hợp nhiều nguyên liệu lại với nhau.
Bạn có thể kẹp: xúc xích, cà rốt, dăm bông, dưa chuột, rau mùi cùng tương ớt. Bánh mì thường được người Việt sử dụng chủ yếu vào bữa sáng, đôi khi nó dùng trong bữa trưa và bữa tối. Các loại bánh mì thông dụng nhất là bánh mì xíu mại, bánh mì trứng, bánh mì bít tết ốp la, bánh mì pate, bánh mì thịt nướng,…
Bún chả
Bún chả là đặc sản của Hà Nội, nhìn khá giống với bún thịt nướng trong miền Nam. Sự khác biệt của bún chả là nó sử dụng 2 loại chả là chả băm (thịt băm nhuyễn, nặn viên có hình hơi dẹt) và chả miếng (miếng thịt ba chỉ nhỏ được ướp gia vị). Hai loại chả này sẽ được nướng trên bếp than và thả vào nước chấm gồm có đu đủ, cà rốt, nước mắm chua ngọt.
Sau đó, người ăn sẽ ăn kèm với bún và rau sống. Rau sống gồm nhiều loại như xà lách, giá, rau muống, tía tô. Hiện nay, người ta còn ăn bún chả kèm với nem rán cũng tạo hương vị khá ngon, bắt miệng.
Cà phê trứng
Cà phê là món đồ uống bạn nhất định phải thử khi đến Việt Nam, đặc biệt là món cà phê trứng. Cà phê trứng được nhiều người bình chọn là món cà phê ngon nhất tại Việt Nam. Cà phê trứng là sự kết hợp của lòng đỏ trứng, sữa đặc, đường được đánh tơi lên, hòa quyện với nhau. Khi uống cà phê trứng, bạn sẽ không cảm nhận thấy vị tanh của trứng mà là vị ngọt bùi, beo béo, hấp dẫn.
Bún bò Huế
Bún bò Huế là một dạng bún khác của Việt Nam. Đây là dạng mì nước được ăn cùng thịt bò ướp hương vị. Sợi bún dùng để ăn bún bò Huế dày, to hơn sợi bún thông thường. Nước dùng cũng là một nét đặc sắc của bún bò Huế. Nước dùng là nước xương bò được hầm kỹ với nhiều loại gia vị.
Bát bún bò Huế rực rỡ sắc đỏ được ăn kèm với rau sống, chanh sẽ khiến thực khách sẽ phải xuýt xoa đến miếng cuối cùng. Đi dọc Việt Nam, bạn có thể thấy bún bò Huế xuất hiện khắp các tỉnh thành.
Mì Quảng
Mì Quảng là món ăn gắn liền với câu chuyện liên quan đến một vị vua của Việt Nam. Muốn có một bát mì Quảng ngon, người nấu cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Có lẽ khó nhất là cách tạo được những sợi mì Quảng đúng điệu.
Mì Quảng được ăn cùng nhiều loại nhân khác nhau như tôm, cua, ếch, thịt heo, bò, thịt gà,… Nước dùng mì sẽ được sử dụng từ nước chế nhân. Mì Quảng giống như loại một loại bún trộn nên nước của nó sẽ có rất ít và thường ở dạng cô đặc. Người ta có thể phi củ nén và màu điều để giúp món ăn hấp dẫn. Khi ăn, bạn có thể kết hợp với các loại rau thơm, hoa chuối, chanh, ớt, bánh đa, chanh,…
Bánh xèo
Với những hôm trời mưa lạnh, bánh xèo sẽ là món ăn hấp dẫn khó cưỡng lại. Bánh xèo có vỏ mỏng được tráng từ bột, bên trong có nhân gồm tôm, mực, giá sống,.. Khi ăn, bạn sẽ cuộn bánh xèo với rau sống, dưa chuột và chấm với nước chấm chua ngọt. Từ các nguyên liệu đơn giản nhưng món bánh xèo cực cuốn, khiến bạn ăn không ngừng.
Bánh cuốn
Bánh cuốn được làm từ bột gạo dàn đều thành lớp mỏng rồi hấp chín nhờ hơi. Bên trong, người ta có thể sử dụng nhân thịt, hành hoặc trứng. Bánh cuốn cũng được ăn kèm với nhiều thứ khác như chả quế, chả lụa, tôm,… và rau sống. Bánh cuốn đơn giản, đủ chất sẽ là một món ăn sáng mà bạn không nên bỏ qua.
Cao Lầu
Cao Lầu là một trong những nét ẩm thực đường phố của Hội An. Cao Lầu sử dụng sợi mì vàng kết hợp cùng tôm, thịt heo, nước dùng và các loại rau sống. Có thể thấy so với nhiều món ăn khác, Cao Lầu được chế biến khá đơn giản nhưng vẫn rất được yêu thích. Cho đến nay, người ta vẫn không thể lý giải nổi sức hút của món ăn này.
Nem rán
Món ăn cuối cùng mà bạn nên thử là nem rán. Nem rán được làm từ thịt lợn, cua, tôm, giá đỗ, mộc nhĩ, su hào, trứng, hành tây,… cuộn trong bánh đa nem sau đó được chiên qua dầu. Nem khi chiên chỉ sử dụng nhỏ lửa cho đến khi nem chín vàng. Nem thường được ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ của BK8 Tour đã giúp bạn hiểu hơn về ẩm thực Việt Nam.